Khủng hoảng thực sự đang đến với ông lớn của bóng đá quốc tế, khi mà nguy cơ bị bật bãi khỏi Top4 Premier League của thầy trò Conte là rất cao.
Cùng thời điểm này năm ngoái, Chelsea đang độc tôn ở Premier League với liên tiếp những chiến thắng. Và thành quả ngọt ngào của họ là chức vô địch cho mùa giải đầu tiên mà Conte nắm quyền tại Stamford Bridge.
Tuy nhiên, mọi chuyện lại xoay vần chỉ sau 1 năm. Những chiến thắng giờ đây bị thay thế bởi những khủng hoảng nặng nề. Từ đầu mùa giải năm nay, sự bất ổn đã bao trùm lấy Stamford Bridge. Vài tuần trở lại đây, màn thể hiện của ông lớn bóng đá quốc tế còn tệ hại hơn.
4 trận gần nhất tại EPL, Chelsea thắng 1, hòa 2, thua 1. Giữa tuần, Conte cũng gục ngã ngay tại sân nhà, trước một đội bóng cửa dưới là Bournemouth.
Ở League Cup, đoàn quân của chiến lược gia người Ý cũng đã bị loại. Nếu cứ giữ vững “phong độ” hiện tại, cùng lắm, The Blues cũng chỉ lọt tới bán kết FA Cup. Tại Champions League, rào cản đáng ngại mang tên Barca là không hề đơn giản để vượt qua.
Còn vài tháng nữa mới kết thúc mùa giải, nhưng tương lai trước mắt với những fan Chelsea lại vô cùng ảm đạm. Những điều ngọt ngào có thể sẽ không đến vào cuối mùa. Những gì đang xảy ra với Antonio Conte, khiến người ta gợi nhớ tới người tiền nhiệm Jose Mourinho, và ai cũng phải đồng ý, cả hai giống nhau một cách kì lạ.
Cái tôi quá lớn của hai thuyền trưởng lão làng này có lẽ là điểm tương đồng lớn nhất. Conte cũng như Mourinho luôn sẵn sàng lao vào những cuộc chiến trên khắp các mặt báo bóng đá, cũng như quát mắng học trò không thương tiếc. Và đương nhiên, dành quá nhiều thời gian cho những chuyện phi bóng đá khiến cả 2 không còn “tập trung vào chuyên môn” được nhiều.
Và đây cũng chính là nguồn cơn, khiến những cầu thủ bất mãn với cách làm việc của 2 HLV này theo thời gian, và rồi lại xuất hiện những kẻ chống lại lệnh của thuyềnn trưởng.
Mourinho bị bẻ chân ghế khi đang là người có ảnh hưởng lớn nhất tới lịch sử của đội bóng London, nói gì tới Conte, người đang trên con đường thiết lập lại trật tự tại Stamford Bridge.
Cách xử lý với những cá nhân chống đối của cả 2 cũng giống nhau: không thu phục được thì loại bỏ. Conte đã bán Costa cho Atletico khi không thể hàng phục được cầu thủ nóng tính người TBN này, cũng giống như việc Người đặc biệt đẩy hàng loạt trụ cột khỏi Chelsea trước đây. Hệ quả là nhiều cầu thủ còn lại cảm thấy không hài lòng.
Thậm chí, đến một người công thần như Hazard, Conte cũng không giải quyết khéo léo. Ông còn đăng đàn với báo chí bóng đá quốc tế, nói thẳng về phía tiền vệ người Bỉ : Cậu ta hài lòng hay không không phải việc của tôi. Tôi không quan tâm.
Căng thẳng leo thang giữa Hazard và Conte cũng là một phần nguyên nhân khiến Chelsea sa lầy khủng hoảng. Conte cần biết, cũng chính vì xung đột với Hazard mà Mourinho cũng buộc lòng khăn gói ra đi vào cuối mùa 2015.
Và nếu sau khi mùa giải này khép lại, Conte bị sa thải thì đó cũng không phải điều gì quá bất ngờ.